Dopamine, productivity và cuộc sống

Dopamine cắt nghĩa trong vòng một câu: là một chất do não tiết ra, chất này làm cho con người cảm thấy hưng phấn, vui vẻ mà không cần một lý do cụ thể. Thường dễ gặp trên social network người VN đó là chữ "mood" (ex: hôm nay tuột mood, hôm nay high mood,...). Dopamine là một chất được tiết ra khi ăn uống đồ ngon, ngủ ngon, having sex, và đây là những cách mình cho là "tự nhiên". Theo quan điểm cá nhân, mọi người đều muốn mình có một lượng dopamine vừa đủ để có thể cảm thấy tích cực và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, không phải lúc nào con người cũng có đủ điều kiện để tiết ra lượng dopamine đủ để vượt qua stress, AKA không phải lúc nào cũng có thể ngủ ngon, ăn ngon, chuyện giường chiếu suôn sẻ. Vì vậy, mỗi tầng lớp tùy vào nhận thức và điều kiện, họ thường có một cách riêng để giúp não giải phóng thêm dopamine một cách ổn định.

Thiền (bao gồm Yoga)
Thiền là một phương thức cổ xưa, yoga là một thứ có vẻ cụ thể hóa hơn được rẽ nhánh từ một loại thiền (cái này nếu có dịp sẽ viết). Khi chu du vào thế giới tiềm thức tại cực điểm, thân nhiệt ấm hơn và não tiết ra một lượng dopamine rất lớn, các thầy dạy thiền thường gọi nó là mindfulness, mindful moment hoặc chánh niệm, an lạc,... Khi cảm thấy tích cực và hạnh phúc trong cuộc sống, các quyết định đưa ra thường thông minh hơn. Cách đây khoảng 4 năm, mình mất khoảng 2 tháng đầu để biết nhập thiền là gì, nghĩa là trong 2 tháng mình chịu khó ngồi nhưng chả có tác dụng gì. Sau khoảng 2 năm thiền hằng ngày, hiện nay mình đã ngừng và chuyển qua một cách khác để kiểm soát dopamine.

Có một fun fact về thiền như sau: Thiền và yoga trở thành một trào lưu cực kì dễ thấy trên MXH, các bạn mới tiếp xúc lần đầu thường phải nhờ người khác chụp, tạo dáng, kiếm background đẹp để chụp lại, kiếm một quote đầy ý nghĩa từ google, đăng lên MXH và trả lời từng cái bình luận,... (công nhận nhiều bước thật!). Chuyện này cũng giống như đa số các bạn trẻ tự nhận mình mình là hướng nội, bị trầm cảm và tự kỉ. Theo quan sát chủ quan, chính xác thì sau khi đã nhập thiền và hiểu được một phần của nó, tính cách người thiền sẽ có sự thay đổi và họ không bao giờ làm như vậy.

Đồ uống có cồn, cần sa
Uống beer cùng bạn bè thân? Rất vui. Nhưng uống quá nhiều thì không vui. Cần sa cũng vậy. Cần sa giúp con người tiết ra một lượng lớn dopamine tương đương hoặc hơn thiền, nhưng tác dụng phụ đó là nó còn làm bạn mất khả năng kiểm soát não trong thời gian high (ví dụ: tính toán, suy luận, nhớ một ký ức xảy ra từ lâu). Một tác dụng phụ khác, cần sa ép não bộ tiết ra dopamine một cách không tuần hoàn, não bộ hiểu nhầm là đã có dopamine rồi nên sẽ tạm tắt một số tế bào thần kinh chuyên tiết ra dopamine => sau đó vài ngày họ phải hút thêm cần sa thì mới có dopamine, nếu không sẽ thấy buồn bực và mệt mỏi.

Cần sa bị cấm, theo mình nghĩ là vì nó quá dễ để "hack" cơ thể. Chỉ cần một hơi, lượng dopamine tăng vọt và người hút cảm thấy happy ngay lập tức. Nhanh và dễ như vậy, nếu không có một rào cản nào thì khiến cho nhiều người dễ bị phụ thuộc và dẫn tới nghiện, nghĩa là hút 24/7. Lúc đó thì người nghiện là vấn đề của xã hội chứ không còn giúp gì được nữa.

Coding's high
Đa phần người làm khoa học hoặc kĩ sư đều có trải nghiệm này. Khi tập trung vào giải quyết một vấn đề thú vị sau 2-3 tiếng, họ sẽ cảm thấy cực kỳ hưng phấn và có thể tập trung giải quyết vấn đề đó thêm 10-12 tiếng sau nữa, cho đến khi mờ mắt và mệt lã người. Trong trạng thái này, các giác quan không cần thiết như tai, mũi, miệng sẽ có độ nhạy thấp, họ sẽ không nghe gì ngoài tên của họ, họ sẽ không ngửi được những mùi bình thường, vị giác lúc đó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Điều này được kiểm chứng bởi mình và một vài người bạn làm bên toán, lập trình viên. Và điều này chỉ xảy ra khi bạn thấy thú vị với một vấn đề sắp giải quyết.

Runner's high
Đây là phương pháp mà mình chọn thay thế thiền. Khi chạy từ km5 trở đi, các khớp chân của người chạy sẽ không còn thấy mỏi nữa, họ có khả năng giữ điều đó thêm nhiều giờ sau chỉ cần tiếp thêm đủ muối và năng lượng. Đó chính là lúc mà dopamine từ não bắt đầu tiết ra. Cảm giác hưng phấn này được kéo dài rất lâu sau khi chạy xong, đủ cho mọi thể loại công việc. Nó không mạnh bạo và dữ dằn như hút cần sa, mà có vẻ xấp xỉ như thiền định.
So với các môn thể thao khác, chạy bộ rẻ hơn và flexible hơn, có rất nhiều chỗ để chạy. Để tập chạy, người chạy mất khoảng 3 tháng để hoàn thành được half-marathon (21km)

Social network's high & Gaming's high
Điều này đã được chứng minh, chơi game, lướt facebook, instagram, twitter,... đọc các status, ảnh hài, xem video hài,... tiết ra một lượng dopamine nhỏ giọt. Nó nhỏ vừa đủ để mình phải lướt thêm, chơi thêm để được "cấp" thêm dopamine. Theo quan điểm cá nhân, nghiện facebook nên được xét như một loại bệnh ngang với nghiện rượu.

Mình đã từng thắc mắc tại sao các CEO công ty lớn thường xuyên chạy bộ hoặc thiền hoặc cả hai. Dĩ nhiên rồi, thứ nhất, mình quan điểm rằng ai cũng bắt buộc cần phải có một hoặc vài hoạt động để tăng lượng dopamine trong người. Thứ 2, ngoài 2 thứ chạy bộ và thiền, ngoài coding's high là đặc thù của ngành khoa học, tất cả các thứ còn lại đều mang lại hậu quả không tốt nếu sử dụng quá nhiều, quá thường xuyên.

p.s: Mình không phải là chuyên gia về dinh dưỡng, hay là người bỏ rất nhiều thời gian nghiên cứu về neuroscience. Mình là người đã từng trải nghiệm các phương pháp "hack cơ thể" kể trên.

Comments

Popular Posts