Phong trào "phản văn hóa"

Năm 2018 tôi dành phần lớn thời gian đọc sách của mình để đọc về The Beatles, Bob Dylan và counter culture (phản văn hóa). Riêng về counter-culture tôi chưa thấy có một tài liệu tiếng Việt nào viết về nó nên hôm nay tôi phải note lại các điểm chính và tiện thể đăng lên blog luôn.
Từ "phản" trong tiếng việt nghe có vẻ negative, thực ra để hiểu đúng nghĩa thì phải dịch đủ là "phong trào đi ủng hộ ngược với văn hóa đương đại" tương đương "những văn hóa đương đại là cổ hữu, cần loại bỏ, cần có cái mới thay vào". Mà theo tôi hiểu thì có thể consider nó như Revolution về mặt culture.

Phong trào counter-culture bùng nổ ra khoảng thập niên 1960s trên hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới, bất kể thể chế chính trị nào (Liên Xô cũng có). Hậu chiến tranh, các thế hệ sau được sống trong hòa bình muốn từ bỏ những định kiến văn hóa cổ hữu và thay vào đó những cái mới, ví dụ:

  • Make love, not war: Slogan này có 2 nghĩa. Một là hãy yêu thương thay vì chiến tranh, để phản đối chiến tranh Việt Nam và chiến tranh hạt nhân với Nga. Hai là hãy làm tình thay vì chiến tranh, để ủng hộ phong trào Sexual Revolution. Sexual Revolution muốn thay đổi quan điểm con người về chuyện sex, muốn mọi người công nhận đó là một bản năng tự nhiên,  không việc gì phải kiềm nén. Hậu Sexual Revolution là nhiều thứ khác như LGBT, Playboy Revolution hay các cụm từ kiểu như one night stand, friend with benefit...
  • Woman Rights: thời chiến tranh thì dĩ nhiên đàn ông là quan trọng hơn, nhưng sau khi hòa bình thì phụ nữ đòi hỏi được bình đẳng bởi vì họ nghĩ họ có thể làm việc và cống hiến tương đương đàn ông (vấn đề nhạy cảm, chưa ai dám chứng minh cả).
  • Phân biệt chủng tộc: WW2 và hậu WW2 đều do người da trắng gây nên (làm ra), đâu đó trong họ luôn tồn tại sự phân biệt đối với chủng tộc (quá khác biệt) khác, điển hình là người da đen, đến giờ vẫn còn. Khi Âu-Mỹ vào thời bình, con của những người da đen cũng học chung trường, đi chung đường, ăn chung nhà hàng với con của những người da trắng. Vì vậy lứa da trắng sau chiến tranh cảm thấy bình thường với người da màu, từ đó nổ ra phong trào này.

(và còn nhiều phong trào lớn nhỏ khác nữa)

Rất nhiều phong trào phản văn hóa cổ hữu diễn ra cùng một lúc, lai tạo với nhau tạo thành nhều sub-culture khiến chính phủ dù có muốn cũng không thể nào kiểm soát nổi. Tại Mỹ, họ gọi nhóm người này là hippie. Lúc bấy giờ, thế giới có 2 quan điểm cho phong trào này. Một là phong trào ủng hộ con người đi tìm sự hạnh phúc cho riêng mình, xóa bỏ rào cản xưa cũ. Còn lại nghĩ hippie như một phong trào vô nghĩa, lãng phí tài nguyên, tiền bạc, đi ngược với những thứ văn được đúc kết cả trăm năm.

Âm nhạc và văn học là thứ dường như được tận dụng nhiều nhất để lan tỏa phong trào này. Một số cái tên điển hình:  The Beatles, Neil Young, Bob Dylan, The Grateful Dead, Jefferson Airplane, Jimi Hendrix, The Doors, Frank Zappa, The Rolling Stones, Velvet Underground, Janis Joplin, The Who, Joni Mitchell, The Kinks, Sly and the Family Stone. Hồi nhỏ không bao giờ hiểu nghĩa của những bài hát họ viết thời này, nhưng giờ mới hiểu.

Khoảng giữa 1960s, một nhóm nhỏ hippie tại Mỹ sử dụng chất thức thần (LSD) và dần tách thành một sub-culture riêng vì tính năng được cho là thần kì của chất này. Ngoài khả năng về sự sáng tạo, chất này đưa người dùng tới một trạng thái tâm linh khác. Đây là nguồn cảm hứng cho rất nhiều bài hát nổi tiếng đến ngày nay như Mr.Tambourine Man của Bob Dylan, Strawberry Field & Lucy in the Sky with Diamond của The Beatles... Họ kết hợp gu âm nhạc của mình cùng dòng nhạc psychedelic rock để tạo ra những bài hát kinh điển.
Sau này còn có Steve Jobs sử dụng, kỉ niệm sử dùng LSD của Jobs được mentioned khá nhiều trong hầu hết các cuốn sách/documentary viết về ông. Khoảng 5 năm sau khi LSD được sử dụng lần đầu, chính phủ đã can thiệp và liệt chất này vào danh mục chất cấm sử dụng.
Một trong những sub-cultures đáng chú ý khác đó là nhóm thiên về tâm linh, hình thành những khái niệm như "Thời đợi bảo bình", hồi sinh lại những thuật chiêm tinh và tarot của kiến thức cổ. Ngoài ra, những tri thức phương đông (đặc biệt là Ấn Độ) như thiền, yoga, khí công cũng du nhập mạnh vào phương tây trong thời gian này.

Giữa 1970s, các phong trào này tại Âu-Mỹ dần hạ nhiệt vì chiến tranh Việt Nam kết thúc, các vấn đề như LGBT hay sexual revolution đã hòa nhập hẳn vào mainstream lifestyle, có thể coi là hoàn thành sứ mệnh phong trào ở một góc độ nào đó. Ngoài ra, những người lãnh đạo và đi đầu trong các chiến dịch đều chết hoặc bị ám sát. Vì vậy các nhóm hippie dần tan rã và hòa nhập lại vào cộng đồng người bình thường.
Tại Nga và châu Á, phong trào này bùng nổ ra khoảng cuối 1970s (tức chậm hơn 10 năm so với Âu-Mỹ) và cũng có kết quả tương tự.

Comments